Những loại thuế và phí đang áp dụng khi mua xe ô tô tại Việt Nam năm 2022

Trước tác động của dịch Covid-19, một loạt những chính sách về thuế ô tô cùng những chi phí liên quan sẽ đều có sự thay đổi trong năm 2022. Và sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của thị trường ô tô trong nước.

Các khoản thuế ô tô nhập khẩu

Thuế nhập khẩu

Đối với ô tô nhập khẩu, tại Việt Nam sẽ phải chịu những loại thuế và chi phí khá cao. Trong đó, thuế ô tô nhập khẩu được hiểu là nhà nước có chính sách thu phí đối với các sản phẩm ô tô nguyên chiếc có nguồn gốc từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đối với những dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phải chịu những mức thuế nhập khẩu cao từ 56% -74% giá trị xe, khiến giá thành của xe có thể tăng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/chiếc.

Tuy nhiên, Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018 quy định, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Thuế ô tô tại Việt Nam

Do đặc thù sản phẩm nên cách tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ khác so với cách tính thuế nhập khẩu các mặt hàng khác trên thị trường. Vào thời điểm trước năm 2021, các ô tô được sản xuất tại các quốc gia khác ngoài khối ASEAN thì mức thuế ô tô nhập khẩu là 70-80%. Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) thì từ năm 2021, Việt Nam chính thức cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình 9 - 10 năm sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực chính thức. Như vậy, những xe có phân khối lớn hơn 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm; xe có phân khối dưới 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm.

Thực tế, trong Hiệp định EVFTA cũng quy định rõ thuế của Việt Nam không áp dụng đối với các xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.

Bên cạnh, các dòng xe có xuất xứ từ châu u sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% - 63/8% tùy theo dung tích xy lanh. Mức giảm thuế này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt có mục đích là điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách và nhập siêu. Tại Việt Nam, tất cả các mẫu xe được sản xuất dù trong hay ngoài nước đều phải nộp thuế này. Đối với xe chế tạo và lắp ráp trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt là chi phí nặng nhất, với bình quân từ 35 - 60% cho xe có dung tích xi lanh từ 1.0L đến 2.5L.

Tuy nhiên, để khuyến khích ngành sản xuất, chế tạo ô tô phát triển, Chính phủ đã giao Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương xây dựng phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô. Theo Điều 6, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 thì cách tính thuế GTGT đối với xe ô tô nhập khẩu như sau:

Công thức tính thuế ô tô

Theo điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế suất giá trị gia tăng là 10%. Do xe nhập khẩu không ở trong danh sách miễn thuế nên thuế GTGT vẫn duy trì 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế giá trị gia tăng Thuế trước bạ Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung), thuế ô tô trước bạ được tính như sau: Lệ phí trước bạ cần nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%) Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ được Bộ tài chính quy định cụ thể đối với từng loại xe (Tham khảo Quyết định 618/QĐ-BTC được điều chỉnh, bổ sung bởi Quyết định 1112/QĐ-BTC, Quyết định 2064/QĐ-BTC, Quyết định 452/QĐ-BTC và Quyết định 1238/QĐ-BTC).

Do tình hình covid-19 ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh ngành ô tô, nên từ ngày 1/12/2021 Chính phủ đã ban hành chính sách miễn giảm 50% phí trước bạ cho người mua xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Quy định này đã được thực hiện từ ngày 1/12/2021 và kéo dài đến hết ngày 31/5/2022.

Như vậy, người tiêu dùng khi mua ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước có thể tiết kiệm được một khoản tiền, từ vài chục đến trăm triệu đồng, chi phí lăn bánh. Hiện nay, mức lệ phí trước bạ áp dụng với ôtô con tại các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng... là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%... Giảm 50% mức phí trước bạ thì người dùng sẽ chỉ còn phải đóng mức lệ phí từ 5-6% giá trị xe.

Danh mục bài viết: Thông tin khác, Tin tức & Khuyến mãi,

Tin tức liên quan

TRẢI NGHIỆM ĐỈNH CAO CÙNG TOYOTA CAMRY HOÀN TOÀN MỚI TẠI NANKAI

Toyota Camry Hoàn Toàn Mới – Siêu phẩm thế hệ thứ 9 đã sẵn......

Toyota Nankai Đào Tạo Về Công Nghệ Hybrid Tại Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

Đồng hành hướng đến tương lai bền vững, Toyota tiên phong ......

Toyota Nankai Vinh Dự Nhận Chứng Chỉ ECO DEALERSHIP Châu Á Thái Bình Dương 2024

Toyota Nankai tự hào là một công ty luôn hướng đến sự phát......