Bảo dưỡng cấp lớn của Toyota gồm những hạng mục nào?

Bảo dưỡng cấp lớn của ô tô thường thực hiện khi chiếc xe đã đi được 40.000 km, đây là thời điểm để kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng, thay thế phụ tùng mới nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành. Với các dòng xe của Toyota, bảo dưỡng cấp lớn sẽ được thực hiện khi xe đã chạy được 40.000 - 80.000 - 100.000 km.

Tại sao cần bảo dưỡng ô tô định kỳ

Tại Việt Nam, điều kiện vận hành xe khá khắc nghiệt : Đường xá, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, nắng ẩm mưa nhiều…Tất cả đều tác động đến các chi tiết trên xe ô tô, mà chúng ta không thể phát hiện.

Bao-duong-cap-lon-toyota-2.jpg

Bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ giúp ngăn chặn kịp thời những chi tiết hỏng hóc

Và chỉ khi đưa xe ô tô đi bảo dưỡng định kỳ, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời những chi tiết hỏng hóc, ngăn chặn sớm những hư hỏng không cần thiết kéo dài tuổi thọ cho xe. Đồng thời, ngăn chặn những hư hỏng lớn và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng ô tô.

Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi mà xe ôtô gặp phải. Bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu như những tiếng kêu lạ, hay cảm giác bất an vì xe gặp trục trặc như không thể khởi động, phanh rít, phanh chạm sàn,...

Do đó, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn đừng quên bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.

Các hạng mục cần bảo dưỡng của xe Toyota

Về động cơ

  • Thay thế đai cam
  • Kiểm tra các đai dẫn động
  • Thay dầu máy
  • Thay lọc dầu máy
  • Kiểm tra các đường ống và đầu nối hệ thống điều hòa không khí
  • Thay thế nước làm mát 80.000km
  • Kiểm tra ống xả và các giá đỡ

Hệ thống đánh lửa

  • Thay Bugi
  • Kiểm tra mức nước ắc quy, độ chặt các điện cực

Hệ thống nhiên liệu và kiểm soát khí xả

  • Thay thế lọc nhiên liệu
  • Thay thế lọc gió
  • Kiểm tra nắp bình xăng, các đường ống, van điều khiển hơi xăng và các đầu nối
  • Kiểm tra van thông gió, hộp các te, các đường ống và đầu nối
  • Bộ lọc than hoạt tính

Hệ thống điều hòa

  • Vệ sinh lọc gió Gầm và thân xe
  • Kiểm tra bàn đạp phanh, côn và phanh tay
  • Tháo, làm vệ sinh, kiểm tra guốc và trống phanh trước/sau
  • Thay thế dầu phanh, côn
  • Kiểm tra các ống dầu phanh
  • Thay dầu trợ lực lái ( nếu có)
  • Kiểm tra độ dơ vô lăng, các thanh liên kết và thước lái
  • Kiểm tra cao su che bụi bẩn trục ( nếu có)
  • Kiểm tra các rô-tuyn và vỏ che bụi
  • Thay thế dầu hộp số thường
  • Kiểm tra giảm xóc trước/sau
  • Kiểm tra lốp và áp suất lốp

Hệ thống điện thân xe

  • Kiểm tra tất cả các đèn chiếu sáng
  • Kiểm tra hoạt động của còi
  • Kiểm tra cơ cấu gạt mưa và phun nước rửa kính
  • Kiểm tra cao su gạt mưa
  • Kiểm tra mức nước rửa kính
  • Kiểm tra gạt điều hòa

Các cấp bảo dưỡng của Toyota

Toyota Nankai cung cấp đầy đủ các cấp bảo dưỡng ô tô Toyota cho khách hàng sử dụng dịch vụ và đáp ứng mọi nhu cầu cụ thể theo từng xe.

Bảo dưỡng xe Toyota cấp I

Bảo dưỡng xe Toyota cấp I là cấp bảo dưỡng nhỏ dành cho xe đã chạy từ 5.000 km – 10.000 km hoặc sau 6 tháng sử dụng. Tại cấp độ này xe của quý khách sẽ được kiểm tra tổng quát và chăm sóc đơn giản từ thay dầu, vệ sinh điều hòa, quạt gió đến bổ sung nước làm mát, rửa kính, xác nhận tình trạng gầm xe, ống xả và hệ thống giá đỡ.

Bảo dưỡng xe Toyota cấp II

Với các xe đã đi được trên 10.000 km hoặc sau 18 tháng sử dụng, bạn sẽ thực hiện cấp bảo dưỡng xe Toyota tầm trung bao gồm những dịch vụ cơ bản thay dầu, kiểm tra gầm, hệ thống phanh và vệ sinh khoang máy, điều hòa bằng hóa chất chuyên dụng tại showroom.

Bảo dưỡng xe Toyota cấp III

Bao-duong-cap-lon-toyota-3.jpg

Bảo dưỡng cấp 2 được thực hiện khi xe đã đi được từ 20.000 km đến 140.000 km

Từ 20.000 km đến 140.000 km hay 36 tháng sử dụng các tài xế cần tiến hành bảo dưỡng xe Toyota cấp III với các hạng mục quan trọng như kiểm tra đường ống, hệ thống cân bằng giảm xóc, đảo lốp, phanh bánh xe…Mọi công đoạn sẽ được thực hiện chi tiết hơn để tiết kiệm nhiên liệu, duy trì khả năng vận hành mạnh mẽ.

Bảo dưỡng xe Toyota cấp IV

Mức bảo dưỡng xe Toyota lớn nhất là khoảng 200.000 km, yêu cầu một loạt công tác bảo trì chuyên nghiệp, chính xác. Tại mức này, xe của quý khách sẽ được kiểm tra tổng thể và thay thế các chi tiết hao mòn theo tình trạng cụ thể như bộ lọc dầu, lọc gió động cơ, bugi, hộp số…Đồng thời đội ngũ kỹ thuật viên cũng tiến hành vệ sinh khoang máy, nội thất trong ngoài xe kết hợp cân chỉnh độ chuẩn xác của hệ thống máy móc.

Những hạng mục cần thay thế khi bảo dưỡng cấp lớn

Dầu máy và lọc dầu

Dầu động cơ cần thay thế định kỳ sau mỗi 5.000 km, lọc dầu cũng thay mới sau mỗi 10.000 km. Đây là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của máy biến áp, bởi vậy, việc lọc dầu theo lịch bảo dưỡng sẽ giúp máy biến áp không bị hư hỏng, tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu trên ô tô được khuyến cáo nên thay thế mới sau mỗi 40.000 km để tạo ra lượng xăng sạch, không tồn đọng cặn và rỉ sắt, đảm bảo động cơ vận hành êm ái, trơn tru và gia tăng tuổi thọ.

Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

Sau mỗi 40.000 km, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dính đầy bụi bẩn và gây nghẹt khiến xe chạy hao xăng hơn, gây ô nhiễm hơn. Lọc gió điều hòa quá dơ làm giảm hiệu suất giàn dạnh, gây mùi hôi và là nguyên nhân gây ra các bệnh lây nhiễm. Tại thời điểm này, chúng ta cũng cần thay thế hai chiếc lọc gió mới.

Dầu hộp số, dầu cầu

Bao-duong-cap-lon-toyota.png

Thay dầu hộp số giúp giảm ma sát trơn và đảm bảo nhiệt độ làm việc trong hộp số

Với những xe sử dụng hộp số tự động, dầu hộp số cũng quan trọng không kém dầu máy. Dầu hộp số giúp giảm ma sát trơn và đảm bảo nhiệt độ làm việc trong hộp số. Việc không thay thế dầu hộp số đúng hạn có thể làm hộp số bị hư hỏng nặng và sửa chữa tốn kém về sau. Nên thay thế dầu hộp số và dầu cầu định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo xe hoạt động tốt, bảo vệ các chi tiết truyền động.

Dầu trợ lực

Dầu trợ lực sử dụng lâu ngày sẽ bị thoái hóa và nhiễm bẩn do các mạt vụn hao mòn trong hệ thống lái và chúng cũng cần thay thế định kỳ.

Dầu phanh

Trong thành phần dầu thắng có chứa chất Glycol hút nước mạnh. Sau khi sử dụng lâu ngày, dầu phanh sẽ bị nhiễm nước làm giảm nhiệt độ sôi của dầu phanh, giảm hiệu quả của hệ thống phanh và thúc đẩy quá trình ăn mòn các chi tiết của hệ thống ABS.

Nước làm mát

Sau một thời gian dài làm việc, nước làm mát sẽ biến chất và lẫn nhiều cặn bẩn, không còn tác dụng tốt như lúc đầu. Chúng ta cần thay thế nước làm mát mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát làm việc hiệu quả.

Bugi mới

Nên thay bugi mới sau mỗi 40.000 km nếu xe sử dụng bugi thường và sau 100.000 km nếu sử dụng bugi Platin hoặc Iridium. Việc thay bugi kịp thời sẽ giúp tài xế tránh được các trường hợp xe khó nổ máy, tiêu hao nhiều nhiên liệu hay công suất vận hành kém.

Chi phí bảo dưỡng xe Toyota

Chi phí bảo dưỡng xe Toyota sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại xe - Model - Hạng mục thay thế. Và mỗi cấp bảo dưỡng sẽ có chi phí khác nhau, nếu Quý khách hàng muốn tham khảo bảng giá sửa chữa và bảo dưỡng xe tại Toyota Nankai vui lòng liên hệ hotline: 093 159 39 88.

Danh mục bài viết: Sản phẩm, Tin tức & Khuyến mãi,

Tin tức liên quan

Tổng Kết Sự Kiện Lái Thử Xe Toyota - Nâng Tầm Trải Nghiệm

Toyota Nankai xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các kh......

Lái Thử Xe Toyota - Nâng Tầm Trải Nghiệm

Chinh phục từng vòng xoay vô-lăng trên các cung đường, cảm......

Sự Kiện Trải Nghiệm Không Gian Thực Tế Ảo VR Về Công Nghệ An Toàn TSS Diễn Ra Thành Công Rực Rỡ

Toyota Nankai xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các kh......